Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021 của TTYT huyện Vụ Bản

18/02/2021


 QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

         Chương I

        QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

1.1. Quy chế chi tiêu nội bộ quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên ( bệnh viện) và đối với đơn vị sự nghiệp công do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (y tế dự phòng, dân số - KHHGĐ và 18 xã, thị trấn)

1.2. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao hàng năm không thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan thẩm quyền và vốn đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Sở y tế gồm:

a) Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, gồm:

- Kinh phí sửa chữa lớn trụ sở, mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch;

- Kinh phí thực hiện đề án trang cấp thiết bị và phương tiện làm việc; công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

b) Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao:

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm đơn vị đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ;

- Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị theo chế độ của Nhà nước quy định;

- Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

e) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

g) Kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có), kinh phí thực hiện các nội dung không thường xuyên khác.

i) Vốn đầu tư xây dựng theo dự án được phê duyệt.

2. Đối tượng áp dụng

          Quy chế chi tiêu nội bộ đ­ược thực hiện cho năm 2021 và được áp dụng đối với toàn bộ CBCNV và lao động hợp đồng của Trung tâm y tế huyện Vụ Bản và 18 trạm y tế xã thị trấn, trực thuộc Sở Y tế Nam Định .

 

Điều 2. Mục tiêu thực hiện Quy chế

1. Tạo điều kiện chủ động trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính được giao hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho CBCNV và người lao động.

3. Đảm bảo tài sản công được quản lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.

4. Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện Quy chế

1. Bảo đảm các đơn vị, CBCNV và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Các nội dung, mức chi của Quy chế không được vượt tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước, của Bộ Tài chính và các quy định khác của cấp có thẩm quyền .

3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của CBCNV và người lao động.

4. Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, các đơn vị thuộc Trung tâm y tế, người lao động phải tuân thủ chế độ chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước hiện hành và tại Quy chế này.

Điều 4. Căn cứ xây dựng Quy chế

1. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi và chế độ quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính và các quyết định của UBND tỉnh Nam Định.

2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các phòng  ban và 18 xã, thị trấn thuộc Trung tâm y tế.

3. Dự toán chi ngân sách Nhà nước giao hàng năm thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

       Chương II

       QUY ĐỊNH CỤ THỂ 

Mục I. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC NỘI DUNG CHI

Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tự chủ

1. Kinh phí ngân sách nhà nước giao;

2. Các khoản thu dịch vụ viện phí;

3. Các khoản phí được để lại theo chế độ quy định;

4. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ

1. Tiền lương;

2. Tiền công;

3. Phụ cấp lương;

4. Các khoản đóng góp theo lương;

5. Khen thưởng;

6. Phúc lợi tập thể;

7. Các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;

8. Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước, vệ sinh môi trường,...);

9. Chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm; công cụ, dụng cụ văn phòng,...);

10. Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc (cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, sách, báo, tạp chí,...);

11. Chi hội nghị (tài liệu, thuê hội trường,...);

12. Công tác phí (chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ,...);

13. Chi phí thuê mướn (thuê lao động bên ngoài; thuê mướn khác);

14. Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc; sửa chữa thường xuyên tài sản (ngoài kinh phí giao không tự chủ để sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định);

15. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (vật tư phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, phiên dịch, biên dịch tài liệu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,...);

16. Chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

17. Các khoản chi hoạt động thường xuyên khác (các khoản phí và lệ phí, bảo hiểm phương tiện,...).

Mục II. MỨC CHI, PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Điều 7. Chi thanh toán cá nhân

1. Tiền lương, tiền công:

1.1. Tiền lương, tiền công của CBCNV, người lao động được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

1.2. Tiền lương của CBCNV, người lao động được cử đi học tập trung trong nước: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ngành quy định.

1.3. Tiền lương của CBCC, người lao động nghỉ ốm đau, thai sản: Do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định.

1.4. Tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng: Thực hiện theo các điều khoản trong hợp đồng  và các văn bản hướng dẫn hiện hành hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Nhà nước và của Bộ Tài chính, nhưng không quá 10.000.000, đồng/tháng/người (Mười triệu đồng trên tháng).

2. Các khoản phụ cấp thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước, gồm:

2.1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

2.2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;

2.3. Phụ cấp bảo lưu ( nếu có)

2.4. Phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm trực tiếp công tác chuyên môn;

2.5. Phụ cấp trách nhiệm:

a) Phụ cấp trách nhiệm Kế toán trưởng, Thủ quỹ, thủ kho;

b) Phụ cấp trách nhiệm CBCNV hướng dẫn tập sự;

c) Phụ cấp trách nhiệm công tác Đảng;

2.6. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với CBCNV, người lao động theo chế độ quy định (bao gồm cả phụ cấp bằng hiện vật);

2.7. Phụ cấp kiêm nhiệm.

Các khoản phụ cấp quy định từ điểm 2.4 đến điểm 2.7 nêu trên không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.

Phương thức và thời gian chi trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp hàng tháng: Chuyển trả 01 lần/tháng vào tài khoản cá nhân của CB, nhân viên, lao động hợp đồng; trong khoảng từ ngày 05 đến ngày 15, ngày làm việc đầu tháng (không kể ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết).

3. Các khoản trích nộp theo lương, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Các khoản hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trả thay lương khi ốm đau, thai sản.

3.1. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm:

a) CBCNV, người lao động dài hạn;

b) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (Không bao gồm thời gian thử viêc).

3.2. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

3.3. Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3.4. Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với các khoản bảo hiểm xã hội trả thay lương (nghỉ ốm, nghỉ thai sản): Thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội sô 58/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn hiện hành hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Nhà nước.

Chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, CBCC, người lao động có trách nhiệm gửi hồ sơ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội về phòng phòng Tài chính - Kế toán, cụ thể như sau:

a) Đối với chế độ thai sản:

- Giấy đề nghị thanh toán;

- Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh (bản sao hoặc bản sao có công chứng) hoặc trích lục Giấy khai sinh của con;

- Giấy chứng nhận phẫu thuật (trong trường hợp đẻ mổ) của người mẹ.

b) Đối với trường hợp nghỉ do ốm đau, khám thai, hút thai: Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:

- Giấy đề nghị thanh toán;

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao chứng thực) đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định do cơ sở Khám chữa bệnh cấp. Trường hợp người lao động mắc bệnh dài ngày ngoài thời gian điều trị nội trú còn có thời gian điều trị ngoại trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị;

Trường hợp nghỉ chăm sóc con ốm: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao chứng thực) hoặc sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

4. Tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ:

          Về cơ bản đơn vị không khuyến khích làm thêm ngoài giờ hành chính, tất cả các cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ  trước tập thể các khoa phòng. Các khoa phòng phải hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu giao trước ban Giám đốc của đơn vị. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể mà thủ trưởng đơn vị có thể thanh toán tiền ngoài giờ cho CBCNV kể cả LĐHĐ trong các trường hợp cụ thể như sau:

          - Những công việc liên quan trực tiếp đến KCB và điều trị cho người bệnh như xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh, mổ cấp cứu cho người bệnh ....

          - Những công việc phục vụ công tác thanh, kiểm tra, quyết toán ngân sách, và những công việc đột xuất phát sinh do yêu cầu chỉ đạo của cấp trên....

          -   Những công việc phát sinh phải làm thêm giờ tại y tế dự phòng và trạm y tế các xã thị trấn.

          -  Bác sỹ, điều dưỡng trưởng phải thường trực 24/24 giờ nhưng không bố trí được thời gian nghỉ bù.

Mức chi làm ngoài giờ cho các trường hợp trên được tính bằng 150% bao gồm cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ tết của mức lương cơ bản + HS chức vụ + thâm niên vượt khung + phụ cấp bảo lưu (nếu có)

Mức chi ngoài giờ cho việc tăng thu. Cụ thể là tổ chức các đoàn đi khám và kiểm tra sức khoẻ vào các ngày thứ 7 và chủ nhật với mức chi tùy vào trình độ chuyên môn, vị trí công việc mà chi trả  thù lao với mức từ 200.000,đồng đến 500.000, đồng/người/ngày/8giờ

Ngoài mức chi làm ngoài giờ cho các công việc cụ thể như trên thì phòng tổ chức hành chính và các phòng ban có liên quan  căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao với mục đích hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn cơ quan, thì có quyền huy động, điều động CBCNV làm thêm ngoài giờ hành chính các công việc như hấp sấy, cấp phát thuốc và vệ sinh nội ngoại cảnh.... của cơ quan, mức chi làm ngoài giờ cho các công việc này  được tính theo ngày công với mức không quá 150.000,đ/ngày công

CBCNV, người lao động làm việc thêm giờ và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.

4.1. Hồ sơ, thủ tục thanh toán tiền lương làm việc vào ban đêm, thêm giờ:

a) Giấy đề nghị thanh toán.

b) Bảng chấm công làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc Giấy báo làm thêm giờ.

d) Bảng thanh toán tiền làm việc vào ban đêm, thêm giờ phản ánh đúng, đủ các nội dung.

4.2. Tiền lương làm thêm giờ trong thời gian đi công tác:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính, trong những ngày được cử đi công tác nếu do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ thì ngoài chế độ phụ cấp lưu trú còn được thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với CBCC, nhân viên, lao động hợp đồng theo quy định hiện hành.

- Về thủ tục xác nhận làm thêm giờ: Đoàn/CBCNV người được cử đi công tác phải lập Bảng chấm công làm thêm giờ trong thời gian đi công tác và phải có xác nhận của Trưởng đoàn công tác và được sự đồng ý phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị.

Việc thanh toán làm thêm giờ khi đi công tác phải đảm bảo không thanh toán cho các trường hợp đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong những ngày nghỉ và không thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giờ trong thời gian đi trên các phương tiện như tàu, thuyền, máy bay, xe ô tô và các phương tiện khác.

5. Chi trang phục, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

Chi  may trang phục, đồng phục cho CBCNV trực tiếp làm chuyên môn y tế thực hiện theo Thông tư số 45/2015/TT-BYT ngày 30/11/2015 của Bộ Y tế quy định về trang phục Y tế

5.1. Nguyên tắc trang cấp trang phục, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

a) Trang cấp, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đúng đối tượng, nhiệm vụ thực hiện;

b) Trang phục, phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị theo quy định và mẫu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trang phục, phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp, trang bị phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định.

d) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, bộ phận, việc trang cấp, trang bị có thể bằng hình thức may sắm, cấp phát hoặc cấp tiền với mức giá không quá 500.000. đồng/bộ cho đơn vị hoặc cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, màu sắc, kiểu dáng trang phục. Nghiêm cấm việc sử dụng tiền may sắm trang phục, phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích, trái quy định.

5.2. Đối tượng được trang cấp, trang bị:

a) Trang phục:

- CBCNV, người lao động làm nhiệm vụ không trực tiếp khám điều trị cho bệnh nhân;

- Nhân viên bảo vệ, nhân viên kỹ thuật theo dõi, điều hòa, máy phát điện; nhân viên vận hành máy photo; nhân viên phục vụ...;

b) Phương tiện bảo vệ cá nhân, gồm:

- CBCNV, người lao động làm nhiệm vụ trực tiếp khám, điều trị cho bệnh nhân và dược, hộ lý, y công ...

5.3. Danh mục, số lượng và niên hạn sử dụng:

CBCNV, người lao động hợp đồng có thời gian công tác từ 6 tháng đến 12 tháng được 02 bộ/năm, thời gian sử dụng 01 năm

Điều 8. Chi thi đua khen thưởng, chi phúc lợi tập thể

1. Chi thi đua, khen thưởng:

Chế độ chi thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

1.1. Nội dung chi:

a) Chi in ấn Giấy chứng nhận.

b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể được khen thưởng;

c) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp cho công tác thi đua, khen thưởng, như: công tác tổ chức, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; công tác tuyên truyền phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến...

1.2. Mức chi:

a) Chi tiền thưởng:

- Tiền thưởng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng được tính trên cơ sở mức lương cơ sở do Chính phủ quy định có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự được Nhà nước tặng thưởng hoặc quyết định khen thưởng. Tiền thưởng sau khi nhân hệ số với mức lương cơ sở được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.

- Chi tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:

+ Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì chỉ được nhận mức tiền thưởng cao nhất.

+ Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua được tặng thưởng.

+ Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.

2. Chi tiền nghỉ phép hàng năm:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với CBCC, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 06/5/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2.1. Thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm:

a) Đối tượng: Chỉ áp dụng đối với CBCNV và LĐHĐ được ký kết từ 01 năm trở lên

          +  Chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép  hàng năm

          Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (Chỉ áp dụng đối với các trường hợp đi thăm người thân ốm đau, tai nạn phải nằm điều trị, bị chết bao gồm cha, me, vợ hoặc chồng, con ngoài tỉnh Nam Định)  tương đương với mức phụ cấp theo chế độ công tác phí được quy định tại Quy chế này với mức thời gian được hưởng quy định nhu sau

          - Đi nghỉ phép tại khu vực miền Bắc được thanh toán 02 ngày  tiền phụ cấp đi đường bao gồm 01 đi và 01 ngày về.

          - Đi nghỉ phép tại khu vực miền Trung được thanh toán 04 ngày  tiền phụ cấp đi đường bao gồm 02 đi và 02 ngày về.

- Đi nghỉ phép tại khu vực miền Nam  được thanh toán 06 ngày  tiền phụ cấp đi đường bao gồm 03 đi và 03 ngày về.

Ngoài các quy định trên người đi nghỉ phép còn được thanh toán tiền  tiền tàu xe đi về theo giá cước thông thường của phương tiên vận tải thông thường như đi tàu hoả, ôtô thì chỉ được thanh toán theo giá vé ngồi mềm thông thường. Trường hợp tự túc phương tiện để đi nghỉ phép thì được thanh toán theo số km thực tế và đơn giá khoán trong Quy chế chi tiêu nội bộ này.

Tiền tàu xe nghỉ phép năm của năm nào thì chỉ được thanh toán trong năm đó. CBCNV chỉ được thanh toán tiền tàu xe khi đối tượng thực sự có đi phép thăm gia đình. Trường hợp không đi mà nhờ người khác xin chứng từ thì không được thanh toán tiền tàu, xe và phải chịu trách nhiệm trước đơn vị về hành vi gian dối của mình.

Thủ tục  thanh toán đối với trường hợp này bao gồm:

- Phải có giấy nghỉ phép năm do thủ trưởng đơn vị cấp.

- Phải có đơn và được chính quyền địa phương  nơi thân nhân cơ trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết

          b) Các trường hợp được thanh toán chế độ chi trả tiền lương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ cụ thể là

- Tạm hoãn hợp đồng để thực hiện nghĩa vụ quân sự .

- Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do sa thải hoặc nghỉ hưu; chết

Đối với các trường hợp nêu trên nếu chưa nghỉ hết số ngày phép theo quy định thì thủ trưởng đơn vị quyết định chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương đang hiện hưởng trong tháng đó của từng đối tượng CB CNV chia cho 30 ngày nhân với số ngày chưa nghỉ phép. Thời gian nghỉ hàng năm của các đối tượng trên được tính theo khoản 3 Điều 76 và khoản 2 Điều 77 của Bộ luật Lao động cụ thể như sau: Lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày nghỉ được tăng thêm theo thâm niên chia cho 12 tháng nhân với số tháng thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hàng năm, nếu số chia có số dư lớn hơn 0.5 thì làm tròn thành 1 ngày nghỉ phép có lương

Điều kiện chứng từ thanh toán đối với trường hợp này bao gồm: Giấy báo triệu tập nghĩa vụ quân sự; quyết định nghỉ hưu; giấy báo tử; xác nhận của cơ quan, đơn vị về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

          c) Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hằng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm. (Chỉ áp dụng đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên)

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 với nhiều quy định mới liên quan đến chế độ nghỉ phép của người lao động. Cụ thể chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền phép năm

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Theo đó, chỉ có 02 trường hợp chưa nghỉ hết ngày phép trong năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này là do: Thôi việc hoặc bị mất việc làm

Cách tính lương những ngày phép chưa nghỉ

Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/02/2021) đã hướng dẫn cụ thể cách tính tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ hết phép tại khoản 3 Điều 67 Nghị định này như sau:

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Cụ thể, tiền lương ngày phép chưa nghỉ được tính theo công thức sau:

Tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

=

Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề

:

Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề

x

Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

Ví dụ: Anh A nghỉ việc từ ngày 01/8/2021. Trong năm 2021, tính đến hết ngày 31/7/2021, anh A có 07 ngày phép nhưng đã nghỉ mất 02 ngày. Mức lương theo theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động tại thời điểm tháng 7/2021 là 10 triệu đồng/tháng. Trong tháng này, số ngày làm việc bình thường là 22 ngày.

Theo đó, anh A còn 05 ngày nghỉ phép. Khi nghỉ việc, anh A sẽ được thanh toán tiền lương chưa nghỉ phép như sau:

10 triệu đồng : 22 ngày làm việc x 5 ngày chưa nghỉ = 2,27 triệu đồng

          3. Quy định về các khoản thanh toán khác cho cá nhân .

          Chi phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật cho CBCNV được áp dụng theo Quyết định số: 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.  Về định mức nhân lực cho từng ca phẫu thuật, thủ thuật đơn vị xây dựng và chi trả cho từng chuyên khoa cho từng loại phẫu thuật, thủ thuật   trên  cơ sở của Bảng định mức nhân lực tối đa trong thực hiện phẫu thuật, thủ thuật của Thông tư 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế  quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

  Căn cứ chỉ tiêu giường bệnh kế hoạch giao, đơn vị xây dựng định mức nhân lực/ phiên trực 24/24 giờ của đơn vị tối đa không quá 20 người/phiên trực/180 giường bệnh kế hoạch giao, trong đó :

- Trực cấp cứu không quá 5 người/phiên trực với mức huởng là 97.500,đ/người đối với trực các ngày thường vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức trực được tính bằng 1,3 lần  đối với ngày lễ, ngày tết thì được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

- Trực các khoa, phòng khác còn lại không quá 12 người/phiên trực với mức huởng là 65.000,đ/người đối với trực các ngày thường vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức trực được tính bằng 1,3 lần đối với ngày lễ, ngày tết thì được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

Ngoài mức chi phụ cấp thường trực  trên, người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000,đ/người/phiên trực được trích từ nguồn thu viện phí của đơn vị

 Chi bồi dưỡng hiện vật cho CBCNV kể cả LĐHĐ: Căn cứ  vào thông tư liên tịch số 25/2013/TT -BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm vịêc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.

          -  Chi phụ cấp chống dịch:

          Thực hiện theo quyết định số: 73/2011/QĐ- TTG  ngày 28/12/2011. Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch, tham gia chống dịch, trực tiếp tham gia khám, chuẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền  nhiễm ( gọi chung là tham gia chống dịch được hưởng theo mức chống dịch sau:

          + Mức 150.000đ /người/ ngày/ người đối với các các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

          + Mức 100.000đ/ người/ ngày/ người đối với  các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

          + Mức 75.000đ / ngày / người đối với các bênh truyền nhiễm thuộc nhóm C.

          Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp được tính bằng 1.3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ tết thì mức phụ cấp được tính 1.8 lần mức quy định trên.

          Mức phụ cấp trên được áp dụng cho cả trường hợp dịch chưa được công bố mà phải đi giám sát , điều tra, xác minh dịch.

          Khi có dịch xảy ra Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định và chịu trách nhiệm về số lượng và phân công người thường trực. Cơ cấu phiên trực gồm: lãnh đạo đơn vị, cán bộ dịch tễ, xét nghiệm, người tham gia xử lý dịch và 01 nhân viên y tế xã nơi xảy ra dịch.

          + Mức: 100.000đ/người/ phiên trực  áp dụng cho các trường hợp trực ngày thường tại trung tâm 24h/24h và được nghỉ bù 01 ngày.

          + Mức 130.000đ/người/ phiên áp dụng cho trường hợp trực dịch tại trung tâm 24h/ 24h vào ngày nghỉ hàng tuần và được nghỉ bù 01 ngày.

          + Mức 180.000đ/người/ phiên áp dụng cho các trường hợp trực tại trung tâm vào ngày lễ tết và được nghỉ bù 02 ngày.

          Nếu đơn vị huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ bù trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại quy chế này.    

          Đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch nhóm A trong thời gian có dịch  được hưởng :

          + Mức :100.000đ/ ngày/ người đối với người trực tiếp hoặc phối hợp tham gia chống dịch.

          + Mức: 60.000đ/ người / ngày đối với những người trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.

          Hình thức thanh toán cho phụ cấp ngoài giờ, trực chống dịch, các bộ phận phải có giấy báo làm thêm giờ và bảng chấm công làm thêm giờ, bảng phân trực khi có dịch.

          Ngoài các mức chi trên. Phụ cấp chi phòng chống dịch còn được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn cụ thể của từng thời kỳ, giai đoạn có  dịch.

-  Chi bồi dưỡng hiện vật

Căn cứ vào biên bản xét duyệt phụ cấp bồi dưỡng hiện vật đối với cán bộ viên chức thuộc ngành y tế đã được Sở Y tế tỉnh Nam Định thông qua vào ngày 5/6/2007.

Xét điều kiện làm việc  thực tế trong môi trường tại đơn vị (có danh sách kèm theo) và nguồn thu được cấp có thẩm quyền giao. Đơn vị xây dựng mức chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

Mức 1 : 10.000,đ/ ngày làm việc thực tế  - tối đa không quá 12 xuất

Mức 2 :  15.000,đ/ ngày làm việc thực tế  - tối đa không quá 20 xuất (có 02 xuất xét nghiệm y tế dự phòng)

Mức 3 :  20.000,đ/ ngày làm việc thực tế  - tối đa không quá 12 xuất

Mức 4 :  25.000,đ/ ngày làm việc thực tế  - tối đa không quá 3 xuất

Chi phụ cấp ưu đãi nghề cho CBCNV và LĐHĐ dài hạn với các mức cụ thể như sau :

- Mức 70%/ lương cấp bậc, chức vụ và thâm niên vượt khung bao gồm không quá 8 xuất làm việc tại khoa Lao.

- Mức 60% lương cấp bậc, chức vụ và thâm niên vượt khung bao gồm không quá  7 xuất làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu (05) và làm công tác lây lao (02)

- Mức 50% lương cấp bậc, chức vụ và thâm niên vượt khung bao gồm không quá 10 xuất làm việc tại khoa Nhi.

- Mức 40% lương cấp bậc, chức vụ và thâm niên vượt khung cho CBCNV và LĐHĐ dài hạn đang công tác và làm việc tại các khoa phòng khối điều trị KCB,  khối Y tế dự phòng tại trung tâm y tế huyện Vụ Bản và 18 trạm y tế xã thị trấn khác còn lại của đơn vị  mà có 2 chữ số đầu của mã ngạch là 16 hoặc 13.

- Mức 30% lương cấp bậc, chức vụ và thâm niên vượt khung cho CBCNV và LĐHĐ dài hạn làm việc thường xuyên, trực tiếp các công việc truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số kế hoạch hóa gia đình.

Đối với các đối tượng trong biên chế không có 2 chữ số đầu của mã ngạch là 16 hoặc 13 đang làm việc tại đơn vị khi có đủ ngày công làm việc từ 15 ngày/ tháng trở lên thì được hưởng với mức chi phụ cấp ưu đãi nghề là 20%/ lương cấp bậc, chức vụ, thâm niên vượt khung và được trích từ nguồn kinh phí thu sự nghiệp của đơn vị.

          Điều 9. Quy định về thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng và thông tin tuyên truyền liên lạc.

            9.1. Thanh toán dịch vụ công cộng

CBCNV, người lao động thuộc Trung tâm y tế có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện, nước tại cơ quan. Việc sử dụng điều hoà phục vụ cho hội nghị và tiếp khách chỉ khi thực sự cần thiết (nhiệt độ ngoài trời từ 350c trở lên). Đối với tiền điện, tiền nước được thanh toán theo chỉ số công tơ nhân với đơn giá của nhà cung cấp dịch vụ quy định.  Hiện tại cơ quan có 03 máy phát điện 01 xe ôtô chuyên dụng, 01 trạm sử lý chất thải rắn, 01 hệ thống sử lý chất thải lỏng với định mức nhiên liệu và hóa chất sử lý nước thải của đơn vị được xây dụng như sau:

-  01 Máy phát điện 100KVA là 30 lít dầu/giờ

- Ôtô chuyên dụng với mức 20 lít xăng/100km

- Trạm sử lý chất thải 25 lít dầu/ giờ đốt.

- Hóa chất sử lý chất thải lỏng: 2kg/ngày

Công tác điều động xe ôtô và chạy máy phát điện 110KVA do ban giám đốc trực tiếp điều hành. Hóa chất sử lý chất thải lỏng (Chlorine viên) định kỳ 5 ngày/lần sủ lý. Tiền vệ sinh môi trường (Thu gom rác thải sinh hoạt với mức 3.000.000, đồng/tháng , thu gom rác thải nguy hại với mức 17.000.000, đồng/kg chưa bao gồm VAT)

+ Hồ sơ, chứng từ thanh toán:

- Đối với chi phí xăng, dầu diesel: Khi thanh toán các khoản chi phí xăng, dầu diesel sử dụng vận hành xe ô tô, Nhân viên lái xe phải có Giấy- đề nghị thanh toán kèm Lệnh điều xe, lịch trình chạy xe, số km thực tế chạy, có xác nhận của người sử dụng theo từng lần sử dụng xe ô tô và các chứng từ, hóa đơn mua xăng, dầu hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

- Chi nhiên liệu vận hành máy phát điện, máy nổ...: Theo thực tế sử dụng trên cơ sở số lượng nhiên liệu tiêu hao và chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

+  Chi vệ sinh, môi trường:

Theo thực tế thực hiện trên cơ sở hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ (như: vận chuyển xử lý rác thải, vệ sinh môi trường...). Căn cứ hóa đơn, chứng từ của đơn vị cung cấp dịch vụ, phòng Tài chính - kế toán thực hiện thanh toán theo quy định.

Chi thanh toán dịch vụ công cộng khác (như: diệt muỗi, côn trùng, chuột,...): phòng Tài chính - kế toán thanh toán theo thực tế thực hiện trên cơ sở hợp đồng và hóa đơn, chứng từ hợp pháp của đơn vị cung cấp dịch vụ.

          9.2.  Định mức chi vật tư văn phòng phục vụ công tác quản lý và chuyên môn.

Căn cứ vào định mức vật tư tiêu hao sử dụng cho các khoa, phòng thuộc khối điều trị, KCB và y tế dự phòng trong tháng đã được phòng Hành chính và phòng KHNV xây dựng ( Có bảng định mức phân bổ cụ thể kèm theo) làm cơ sở lĩnh văn phòng phẩm phục vụ cho quản lý và khám chữa bệnh của các khoa phòng, còn đối với vật tư tiêu hao,  văn phòng phẩm khác như giấy in ,cattric mực in, mẫu biểu hồ sơ bệnh án.... chưa xây dựng trong định mức  thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng và tình hình phát sinh thực tế tại đơn vị được thủ trưởng đơn vị phê duyệt làm cơ sở để thanh toán.

          9.3.  Định mức chi thông tin tuyên truyền liên lạc.

- Việc cung cấp sách, báo, tạp chí, ấn phẩm được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Sách, báo, tạp chí, ấn phẩm các loại cung cấp phải phục vụ trực tiếp cho các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả;

b) Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo dõi thông tin của Lãnh đạo; phục vụ công tác tuyên truyền của ngành và phục vụ nghiên cứu, tra cứu của CBCNV người lao động tại đơn vị;

          c) Không thực hiện cung cấp các sách, báo, tạp chí, ấn phẩm ngoài chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của đơn vị; CBCNV, người lao động thực hiện khai thác các báo điện tử phục vụ công việc, nghiên cứu và tra cứu thông tin

  

- Tiền điện thoại cơ quan bao gồm  11 máy (Không bao gồm 18 xã thị trấn):

               + 1 máy đặt tại phòng giám đốc với mức liên lạc 300.000đ/tháng

               + 2 máy đặt tại 2 phòng P.giám đốc với mức liên lạc 500.000đ/tháng

               + 1 máy đặt tại phòng cấp cứu với mức liên lạc 250.000đ/tháng

               + 1 máy đặt tại trung tâm PHC với mức liên lạc 600.000đ/tháng

               + 1 máy đặt tại phòng tài vụ với mức liên lạc 250.000đ/tháng

               + 1 máy đặt tại phòng TCHC với mức liên lạc 250.000đ/tháng.

               + 1 số máy di động của đường dây nóng, thanh toán theo thực tế PS.

               + 1 máy đặt tại Y tế dự phòng với mức liên lạc 250.000đ/tháng

               + 1 máy đặt tại  phòng DS KHHGĐ với mức liên lạc 250.000đ/tháng

               + 1 máy đặt tại phòng bảo vệ với mức liên lạc 100.000đ/tháng

     Ngoài mức chi liên lạc trên nếu số máy nào vượt quá mức quy định thì người quản lý số máy đó phải chi trả khoản chênh lệch vượt mức quy định.

     - Tiền sử dụng dịch vụ mạng Internet theo thực tế phát sinh.

- Chi phục vụ tuyên truyền khác: Theo thực tế trên cơ sở hợp đồng, hoặc hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ của đơn vị cung ứng dịch vụ.

Điều 10. Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị, chi tiếp khách và chi đào tạo lại cán bộ:

     Căn cứ Nghị quyết Số: 74/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 về việc ban hành quy định, mức chi công tác phí, chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý. Đồng thời căn cứ vào nguồn thu dự toán giao và dự toán thu dịch vụ KCB trong năm 2020 đơn vị xây dựng mức chi công tác phí, chi hội nghị của cơ quan cụ thể như sau:

10.1.  Mức chi công tác phí :

     Công tác phí là khoản chi phí trả cho người đi công tác trong và ngoài tỉnh bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác và điều kiện để được hưởng chế độ công tác phí phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau:

                  -  Có giấy mời, giấy triệu tập của cơ quan chủ quản và các cơ quan ban ngành khác mời đến làm việc vì mục đích chung của đơn vị.

               -  Được thủ trưởng đơn vị cử đi công tác.

               -  Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

               -  Có đủ các chứng từ thanh toán theo quy định .

               - Thời gian tính hưởng chế độ công tác phí không quá 2 ngày  trong tỉnh và không quá 3 ngày tại các thành phố khác còn các đối tượng có thời gian đi công tác làm việc lớn hơn thời gian quy định ở trên thì mức thanh toán do thủ trưởng đơn vị quyết định.

10.2. Tiền vé tầu xe và khoán tự túc phương tiện.

     + Nếu đi công tác sử dụng phương tiện giao thông công cộng, có vé tầu, xe hợp lệ thì được thanh toán theo giá cước thông hành (không bao gồm các dịch vụ khác kèm theo).

+ Trường hợp đi công tác bằng xe của cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu xe.

+ Trường hợp người đi công tác tự túc bằng phương tiện tự có thì được thanh toán với các mức cả lượt đi về như sau:

     - Mức 25.000đ/lượt. Được cử đi công tác tại TP Nam Định, huyện ý Yên, huyện Mỹ lộc

     - Mức 35.000đ/lượt. Được cử đi công tác tại huyện Nam Trực, huyện Trực Ninh

     - Mức 55.000đ/lượt.  Được cử đi công tác tại huyện Nghĩa Hưng, huyện Giao Thuỷ, huyện Hải Hậu

     - Mức tối đa 100.000đ/lượt áp dụng trong các trường hợp đi công tác ngoài tỉnh

      - Phụ cấp lưu trú: Mức chi cụ thể như sau.

+ Đi công tác trong tỉnh mức chi: 45.000, đ/ ngày/ người

+ Đi công tác ngoài tỉnh mức chi  100.000đ /ngày/ người

      - Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác.

+ Người đi công tác được thanh toán tiền thuê phòng ngủ tại nơi công tác theo hoá đơn thu tiền thực tế. Tiền thuê phòng ngủ mức tối đa không quá   600.000đ/ngày/phòng với các Lãnh đạo có HS chức vụ từ 0,5 0,7 và mức  400.000đ/ngày/phòng đối  với CB CNVC còn lại theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

+ Nếu người đi công tác một mình hoặc người đơn lẻ trong đoàn thì mức tối đa không quá 400.000đ/ngày / phòng.

+ Nếu đi công tác tại các tỉnh và thành phố có nhà nghỉ nhưng không thuê nhà nghỉ mà tự túc nơi nghỉ   thì mức tối đa không quá 200.000đ / ngày / người và đối với các thành phố trực thuộc Trung ương thì  được  thanh toán tối đa không quá 300.000đ/ngày / người

Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ là giấy đi đường có ký duyệt, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác và hoá đơn hợp pháp trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế.

* Đối với trường hợp được các cấp Uỷ đảng cử đi điều tra xác minh lý lịch kết nạp Đảng viên mới thì được thanh toán theo chế độ công tác phí.

* Đối với các trường hợp đi nộp báo cáo, định kỳ thường xuyên hay đột xuất thì chỉ được thanh toán tiền vé tàu xe.

     * Đối với các  trường hợp được đơn vị cử đi công tác mà giấy mời nơi đó đã ghi hỗ trợ tiền ăn và tiền lưu trú thì sau khi hoàn thành nhiệm vị đơn vị chỉ thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện.

 - Mức khoán công tác phí theo tháng: Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ công việc được giao của từng cá nhân trong cơ quan  mà thủ trưởng đơn vị quyết định để hỗ trợ tiền xăng xe, gửi xe đi công tác trong huyện, trong tỉnh với mức hưởng từ 180.000, đồngđến 300.000đ/người/tháng (Có danh sách kèm theo)

* Trường hợp CBCNV có tên trong danh sách khoán công tác phí hàng tháng nhưng được cơ quan cử đi học chuyên môn, nhiệp vụ có thời gian tập chung liên tục từ 20 ngày trở lên thì không được nhận công tác phí khoán trong tháng đó.  

* Trường hợp CBCNV có tên trong danh sách khoán công tác phí hàng tháng nhưng được cử đi tập huấn, hội họp ... vào thứ 7 và chủ nhật trong huyện, trong tỉnh  thì vẫn được thanh toán tiền công tác phí theo Quy chế này

       10.3. Mức chi tiêu hội nghị:

          Được áp dụng đối với các hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ  công tác chuyên môn và các Đại hội Chính quyền, Công đoàn và các đoàn thể khác trong đơn vị.

- Định mức về thời gian hội nghị :

Hội nghị tổng kết công tác năm không quá 01 ngày

Hội  nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tuỳ theo tính chất và công việc của chuyên đề.

Hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác không quá 3 ngày.

-        Mức chi cụ thể như sau:

              + Chi giải khát giữa giờ tối đa không quá 20.000đ/1buổi (1/2 ngày)/người.

  + Chi trang trí khánh tiết các hội nghị mức chi không quá 500.000đ/hội nghị

    + Khoản tiền in ấn tài liệu,  và các khoản khác thanh toán theo thực tế phát sinh.

              + Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của đơn vị với mức chi tối đa là 200.000, đồng/ngày/người.

              + Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của đơn vị với mức chi tối đa là 300.000, đồng/ngày/người.

              + Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của đơn vị với mức chi tối đa là 100.000, đồng/ngày/người.

10.4. Mức chi tiếp khách trong và ngoài nước:

          Căn cứ Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khỏch nước ngoài vào làm vic ti Vit Nam, chế độ chi t chc hi ngh, hi tho quc tế ti Vit Nam và chế độ tiếp khỏch trong nước. Đơn vị áp dụng đối với các đoàn khách về làm việc, dự các hội nghị  tổng kết công tác năm, hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm, hội nghị triển khai chỉ tiêu kế hoạch đầu năm...và ngày truyền thống của ngành 27/2 hàng năm, với mức chi mời cơm không quá 200.000,đ/ 1suất/người cho các đối tượng là khách mời và CBCNV của đơn vị thuộc  thành phần tham dự hội nghị .

      10.5. Mức chi thanh toán thuê đào tạo lại cán bộ.

Hàng năm với mục đích nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ  cho cán bộ CNV, thuộc đơn vị quản lý, căn cứ vào nhu cầu thực tế của lớp học đơn vị tổ chức mời các giảng viên.  Căn cứ vào thông tư số: 36/2018/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ tài chính về hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.  Mức chi thù lao (bao gồm cả thù lao soạn giáo án, bài giảng, tham luận) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao; cụ thể như sau:

+ Chi thù lao giảng viên. (Một ngày tính 02 buổi, mỗi buổi giảng được tính là 5 tiết)

- Đối với giảng viên cấp  Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng, Bí thư tỉnh uỷ, và tương đương, mức tối đa không quá  1.000.000 đồng /buổi;

- Đối với giảng viên cấp  Thứ trưởng, Phó bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các chức danh tương đương; giáo sư, chuyên viên cao cấp, mức tối đa không quá  800.000 đồng /buổi;

- Giảng viên,  báo cáo viên  cấp Cục, Vụ,  Viện, phó giáo sư, chuyên viên chính, Tỉnh uỷ viên, trưởng các  Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 600.000đ/buổi;

- Giảng viên,  báo cáo viên còn lại là cán bộ công chức, viên chức công tác tại các cơ quan đơn vị ở trung ương và cấp tỉnh (ngoài 2 đối tượng nêu trên), mức tối đa không quá 500.000,đ/buổi;

- Giảng viên,  báo cáo viên là cán bộ công chức, viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống: Mức tối đa không quá: 300.000,đ/buổi

- Đối với giảng viên là người của đơn vị được quy định các mức như sau:

   +  Giảng viên trong Ban giám đốc mức: 300.000đ/ buổi.

   +  Giảng viên là trưởng, phó các phòng ban mức: 250.000đ/buổi

   + GV là các đối tượng còn lại trong đơn vị mức: 200.000đ/buổi

Điều 11. Chi mua sắm bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và chi nghiệp vụ chuyên môn.

          Đơn vị áp dụng theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Nghị định 63/2014/NĐ-CP  ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - Xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Cụ thể như sau

11.1. Định mức chi bảo dưỡng,  sửa chữa tài sản thường xuyên

          Căn cứ  chức năng nhiệm vụ, phòng KH tổng hợp và phòng Tổ chức hành chính phối kết hợp với phòng Tài vụ và các bộ phận, phòng ban có liên quan, lập kế hoạch thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và trong khả năng nguồn kinh phí được giao năm 2021. Cụ thể như sau:

          + Chi kiểm định trang thiết bị y tế: Theo thực tế phát sinh. Dự kiến  khoảng chi này trong năm  < 150 triệu đồng

          + Chi bảo dưỡng, sửa chữa tất cả các tài sản của đơn vị có giá trị < 100 triệu đồng/sản phẩm. Dự kiến  khoảng chi này trong năm  từ 200 đến 250 triệu đồng.

+ Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản là xe ô tô và tất cả các tài sản của đơn vị có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng/sản phẩm. Dự kiến  khoảng chi này trong năm  từ 250 đến  300 triệu đồng.

+ Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản là trụ sở làm việc của trung tâm và các trạm y tế xã, thị trấn, các buồng bệnh của các khoa, phòng. Dự kiến  khoảng chi này trong năm  từ 4.000  đến 4.500 triệu đồng.

11.2. Định mức chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn :

Căn cứ vào dự toán NS NN cấp và thu BHYT, VP cùng với  các nguồn thu hợp pháp  khác. Chi nghiệp vụ chuyên môn chủ yếu tiền mua thuốc, hóa chất, VTYT tiêu hao phục vụ cho công tác KCB của đơn vị và 18 xã thị trấn. Dự tính khoản chi này trong năm 2021 từ 20 tỷ  đến 22 tỷ trong đó thuốc, VTTH và các khoản chi khác  phục vụ cho tuyến xã khoảng 3 tỷ đồng

Chi mua trang phục bảo hộ lao động cho các kỹ thuật viên, phẫu thuật viên trong năm 2021 theo thực tế phát sinh

Chi in ấn chỉ, biểu mẫu, hồ sơ bệnh án theo thực tế phát sinh. Dự tính khoản chi này trong năm 2021 từ 100 triệu đến 150 triệu đồng.

Chi mua sắm chăn, chiếu, gối, đệm, quần áo cho người bệnh và các khoản chi phí khác cho buồng bệnh trong năm 2021 dự kiến cho khoản chi này trong năm từ  100 đến 200 triệu đồng.

Chi cho hoạt động phát triển bệnh viện theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế, dự kiến khoản chi này trong năm 2021 khoảng 150 triệu đồng.

Chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho chuyên môn và hoá chất, thuốc phục vụ phòng và chống dịch theo thực tế phát sinh

Làm mới, sửa chữa panô, áp phích tuyên truyền về lĩnh vực y tế dự phòng theo thực tế phát sinh trong năm

Đối với CBCNV đang công tác tại trạm Y tế xã, thị trấn thì để tăng thêm tính chủ động cho các đồng chí trạm trưởng trạm y tế xã, thị trấn  trong công việc và để kịp thời phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Đơn vị xây dựng mức khoán nước uống cho bệnh nhân cụ thể như sau:

- Khoán tiền mua nước uống cho người bệnh đến khám tại trạm Y tế xã, thị trấn là: 300.000, đồng đến 500.000,đồng/trạm y tế/tháng và được trích từ kinh phí KCB tại tuyến xã .

Điều 12. Mức thu phí, lệ phí, dịch vụ vận chuyển BN, dịch vụ coi xe và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế NSNN theo quy định.

           Công tác thu phí, lệ phí mức thu chi được áp dụng theo Luật phí và Lệ phí Số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015; Nghđịnh số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định một số điều của Luật phí, lệ phí; Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Thông tư số 240/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.

           Các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành tại các văn bản nêu trên. Không thu vượt khung quy định. Thực hiện trên nguyên tắc thu đúng, thu đủ có tích luỹ và bù đắp cho các hoạt động. Không lấy kinh phí trên cấp để chi cho công việc thu phí, lệ phí

            12.1.  Đối với dịch vụ vận chuyển BN đơn vị quy định các mức thu cụ thể như sau:

-        Vận chuyển bệnh nhân đi Hà Nội mức thu: 1.000.000đ/01lần vận chuyển

-        Vận chuyển BN đi Nam Định mức thu: 350.000đ/01lần vận chuyển

-        Căn cứ vào các mức thu nêu trên đơn vị quyết định chi bồi dưỡng trực tiếp  cho lái xe và Y, bác sỹ hộ tống chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ngoài giờ hành chính với các mức như sau:

Vận chuyển bệnh nhân đi Nam Định mức chi 20.000,đ/người/lượt gồm có 01 lái xe và 01 cán bộ y tế hộ tống chuyển bệnh nhân

Vận chuyển bệnh nhân đi Hà Nội mức 50.000đ/người/lượt gồm có 01 lái xe và 01 cán bộ y tế hộ tống chuyển bệnh nhân

Trường hợp người bệnh thuộc các nhóm đối tượng được BHYT thanh toán tiền xăng xe vận chuyển người bệnh đi lên tuyến trên, theo Luật BHYT với mức 0.2 lít xăng/km. Đơn vị trừ đi tiền xăng tại thời điển vận chuyển số còn lại  người  bệnh phải nộp cho đơn vị.

Ví dụ: Mức thu vận chuyển BN đi Nam Định là 350.000, đồng/lượt. Bệnh nhân Nguyễn Văn A có thẻ BHYT thuộc đối tượng được BHYT thanh toán tiền xăng xe vận chuyển người bệnh thì được Trung tâm Y tế Vụ Bản thanh toán như sau:

- Đoạn đường vận chuyển BN Nguyễn Văn A từ Trung tâm Y tế  Vụ Bản đi Nam Định là 15 km được BHXH thanh toán tiền xăng là 0.2 lít xăng/km nhân (x) giá xăng tại thời điểm chuyển viện, nhân (x) 2 (1lượt đi cộng + 1 lượt về . Giả sử giá xăng tại thời điểm chuyển viện là 20.000, đồng/lít, bệnh nhân Nguyễn Văn A được BHYT thanh toán số tiền vận chuyển là:

15km x 0. 2 x 2 x 20.000, đ = 120.000, đồng.

Số tiền BN Nguyễn Văn A còn phải nộp là:

350.000, đ - 120.000, đồng= 230.000, đồng

Điều 13. Mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và quy định quản lý sử dụng tài sản công:

Việc mua sắm, sửa chữa tài sản, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hóa chất VTYT phục vụ KCB và  hoạt động của đơn vị  phải có trong dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về trang bị, mua sắm tài sản, thiết bị y tế, phương tiện làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 06/ 7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công tại các cơ quan tổ chức đơn vị thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị thực hiện theo Quyết định số 50/2017/QĐ-TTG ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, sử dụng máy móc thiết bị của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)

Công tác sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thực hiện theo Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất; văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);

Hàng năm, căn cứ dự toán chi NSNN được giao và kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản được duyệt,  phòng Tài chính kế toán phối hợp với các bộ phận có liên quan tổ chức triển khai công tác mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

Mục III.  QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ TIẾT KIỆM ĐƯỢC

Điều 14. Kinh phí thực hiện chế độ tự chủ tiết kiệm được

Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao, số kinh phí thực hiện chế độ tự chủ tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí được giao.

Chênh lệch thu lớn chi của hoạt động dịch vụ KCB BHYT và các hoạt động khác sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, công việc được giao, số kinh phí tiết kiệm được là khoản chênh lệch thu lớn chi đơn vị tiết kiệm được

Căn cứ tình hình thực tế về các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác của đơn vị trong năm  2020.  Năm 2021 là năm thứ 3 thực hiên mô hình Trung tâm y tế huyện đa chức năng, nguồn NSNN chỉ đảm bảo bảo cho tuyến xã, y tế dự phòng, dân số KH hóa gia đình và hỗ trợ chi quản lý hành chính của khối điều trị, vì vậy ưu tiên và đảm bảo tiền lương, các khoản phải nộp cho người lao động, đảm bảo chi hoạt động thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ hàng đầu. Căn cứ dự toán giao cho khối điều trị và dự toán giao từ quỹ BHYT đơn vị dự kiến kết quả tài chính trong năm 2021, cụ thể như sau:

Tổng dự kiến thu trong năm 2021 là: 35.153 triệu đồng trong đó

-        Thu ngân sách giao tự chủ trong năm là: 5.153 triệu đồng

-    Thu hoạt động dịch vụ KCB BHYT, thu Viện phí và thu khác, dự kiến 30 tỷ đồng.

          Tổng dự kiến chi trong năm 2021 là: 33.000, triệu đồng trong đó

-        Chi lương, các khoản phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KHCĐ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản chi khác( tiền trực, bồi dưỡng ăn giữa ca, bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật...) cho người lao động khối điều trị là: 9.500, triệu đồng

-        Chi mua thuốc, hóa chất VTTH phục vụ công tác KCB và các khoản chi khác khoảng: 23.500, triệu đồng

Chênh lệch thu - chi dự kiến trong năm 2021 còn lại là: 2.153 triệu đồng:  (Trong đó: Trích 35% nguồn CCTL tương ứng với số tiền là: 754 triệu đồng phần còn lại đơn vị được phép sử dụng là 1.399, triệu đồng)

          Điều 15:  Sử dụng khoản chênh lệch thu - chi trong năm 2021

          Do chênh lệch thu lớn hơn chi nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm (dự kiến là 1.399, triệu đồng) đơn vị ưu tiên từ 40 đến 60% trên tổng mức chênh lệch thu >chi (khoảng 700 triệu đồng) để chi tăng thu nhập cho CBCNV trong năm theo phương án tại Mục 3 “Phương án trả thu nhập tăng thêm cho CBCNV”. Phần còn lại tính là 100% phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ như sau:

+ Trích lập Quỹ phát triển SN 10% .

+ Trích lập Quỹ khen thưởng 10%.

+ Trích lập Quỹ phúc lợi 85 %.

Việc trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi theo các tỷ lệ như trên nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mức trích tối đa 2 quỹ này không  quá 2 tháng  tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm, trường hợp việc trích lập 2 quỹ này đã vượt thì phần chênh lệch thu>chi còn lại sẽ được bổ xung vào quỹ Quỹ phát triển sự nghiệp.

          Điều 16: Phương án trả thu nhập tăng thêm cho CBCNV:

Căn cứ theo yêu cầu tại hội nghị cán bộ CNV hiện đang công tác và làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Vụ Bản, để đảm bảo phương án chi trả thu nhập tăng thêm phù hợp với các Nghị định, quy định hiện hành. Trung tâm quy định chi  trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong biên chế và lao động hợp đồng dài hạn, đảm bảo nguyên tắc: Người nào có hiệu xuất công việc cao, mức độ chịu trách nhiệm lớn hơn có đóng góp nhiều hơn cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả  thu nhập tăng thêm cao hơn. Phương án chi  trả thu nhập tăng thêm trong năm 2020 cho CBCNV Trung tâm y tế huyện Vụ bản được xây dựng trên hệ số của từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

- Giám đốc hệ số: 1

- Phó giám đốc hệ số: 0.9

- Trưởng các khoa phòng hệ số: 0.8

- Phó trưởng các khoa phòng và điều dưỡng trưởng hệ số: 0.7

- CBCNV(bác sỹ) hệ số: 0.6

- CBCNV có hệ số lương khởi điểm là: 2,34 hệ số: 5.5

- Các đối tượng khác còn lại hệ số: 0.5.

Căn cứ vào hệ số cho tường đối tượng cụ thể nêu trên (x) hệ số thu nhập tăng thêm (x) chỉ tiêu năng suất hoàn thành của các khoa phòng đạt được so với chỉ tiêu kế hoạch giao (x) kết quả bình bầu của từng cá nhân đã được hội đồng thi đua khen thưởng của bệnh viện thông qua (tính theo tháng ).

          Hệ số thu nhập tăng thêm = Thu  nhập tăng thêm của đơn vị được xác định trên tỷ lệ % phân bổ từ phần chênh lệch thu>chi trong năm . Dự kiến từ 0.5 đến  1.5/ mức lương tối thiểu do nhà nước quy định

Thu nhập tăng thêm của cá nhân = (Hệ số của từng nhóm đối tượng) x (HS  thu nhập tăng thêm của toàn đơn vị)  x (% chỉ tiêu kế hoạch hoàn thành trong tháng của CBCNV công tác tại các khoa phòng) x (Mức phân loại bình bầu A,B,C) x (Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định)

 Trong đó:

Nếu đạt loại A thì hệ số thu nhập tăng thêm được tính bằng 100% hệ số xác định chung của đơn vị.

Nếu đạt loại B thì hệ số thu nhập tăng thêm được tính bằng 80% hệ số xác định chung của đơn vị.

Nếu đạt loại C thì hệ số thu nhập tăng thêm được tính bằng 60% hệ số xác định chung của đơn vị.

 % chỉ tiêu kế hoạch hoàn thành trong tháng của các khoa phòng được tính chỉ tiêu thực tế đạt được so với chỉ tiêu  KH giao (mức thấp nhất là 50% nếu chỉ tiêu hoàn thành dưới mức này được hội đồng khen thưởng tăng lên bằng mức tối thiểu là 50%. Mức cao nhất là 120%, nếu vượt trên 120% thì cứ vượt 5% được tính là 1% cộng vào với mức cao nhất .

Đối với các phòng ban chức năng không có chỉ tiêu KH giao cụ thể thì %  chỉ tiêu KH hoàn thành trong tháng được lấy từ chỉ tiêu năng suất bình quân chung của toàn viện và không được vượt quá 105%

Đối tượng đi học dài hạn (Lớn hơn 12 tháng) không thuộc đối tượng xét tăng thu nhập theo quy chế này.

Đối với các trường hợp LĐHĐ do đơn vị ký kết làm việc tại Trung tâm y tế thì tùy thuộc vào vị trí công việc, bằng cấp chuyên môn mà được hưởng thu nhập tăng thêm với mức hệ số từ 0,3 đến 0,6 theo quy chế này.

Đối tượng là LĐHĐ mới tuyển dụng hay do đơn vị ký kết sau 1 tháng làm việc mới hưởng thu nhập tăng thêm theo quy chế này.

Ngoài các đối tượng nêu trên tuỳ từng trường hợp  cụ thể sẽ do hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị xét thưởng bình bầu hàng quý quyết định.

Trường hợp trong năm nguồn thu không đảm bảo để chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCNV và LĐHĐ thì thủ trưởng đơn vị quyết định sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong năm 2021 theo các phương thức đã được xây dựng cụ thể nêu trên nhưng không vượt hệ số thu nhập tăng thêm 1 lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm.

MỤC: IV. QUY ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC QUỸ TRONG NĂM 2021

(Phần sử dụng chi quỹ cơ quan cho năm 2021 bao gồm cả phần tồn quỹ từ các năm trước chuyển sang và được áp dụng chung đối với hệ Y tế dự phòng, DS- KHHGĐ và hệ KCB còn với 18 trạm y tế xã thị trấn chỉ áp dụng một số định mức trong quy định sử dụng các quỹ trong năm 2021 theo quy chế này)

* Quỹ phúc lợi: Dùng để xây dựng sửa chữa các công trình phúc lợi ,chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp về hưu , nghỉ mất sức, chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế.

Định mức  chi cụ thể như sau:

-        Chi hỗ trợ CBCNV là giám đốc, phó giám đốc, bác sỹ, điều dưỡng trưởng tham gia các ca kíp trực 24/24 giờ nhưng đơn vị không bố trí được thời gian nghỉ bù và bản thân các đối tượng đó tự nguyện không nghỉ bù thì cứ mỗi buổi trực không nghỉ bù được cộng thêm 50.000, đ/buổi trực.

-        Chi ngày lễ truyền thống ngành (27/2), các ngày lễ lớn do nhà nước quy định (30/4, 1/5, 2/9) tết dương lịch mức chi từ 100.000, đ đến 500.000đ/người/ngày lễ

-        Chi tết âm lịch cổ truyền 2021 cho CBCNV, LĐHĐ hiện đang công tác, làm việc tại đơn vị  với mức từ 300.000, đồng đến  500.000, đồng/ người.

-        Chi quà tết âm lịch cổ truyền từ 300.000,đ đến 500.000,đ cho các  đối tượng nguyên là lãnh đạo đơn vị đã về nghỉ hưu qua các thời kỳ

-        Chi mua cây Đào, cây Quất, bánh kẹo  cho CBCNV trực tết và quà thăm hỏi người bệnh nằm điều trị trong những ngày tết tại Bệnh viện... theo thực tế phát sinh  nhưng tối đa  không quá 5.000.000,đ/năm.

-        Chi hỗ trợ cho 18 trạm y tế xã thị trấn trực thuộc Trung tâm y tế huyện Vụ Bản tổ chức Mừng Đảng mừng xuân 2021. Bao gồm chi phí khánh tiết, chi phí băng rôn khẩu hiệu , chi phí mua cây Đào, cây Quất và các khoản chi khác với mức chi là: 1.000.000, đồng/đơn vị trạm y tế và được phát bằng tiền mặt cho 18 xã thị trấn

-        Chi hỗ trợ tiền ăn cho các ca kíp trực trong các ngày nghỉ lễ tết âm lịch 2021 với mức : 150.000,đ/người/ngày vào 05 ngày nghỉ tết âm lịch và 100.000,đ/ngày/người vào 02 ngày nghỉ còn lại trong kỳ nghỉ tết do nhà nước quy định và chi hỗ trợ cho các đối tượng trong diện túc trực, trực vệ sinh, trực điện nước, trực bảo vệ, trực hấp sấy, trực tài vụ.... với mức 100.000, đồng đến 150.000, đồng/người/ ngày trong kỳ nghỉ tết âm lịch do nhà nước quy định

-        Chi hỗ trợ thêm 01 xuất ăn cho CB CNV trực 24/24 vào các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ (trừ ngày nghỉ lễ tế âm lịch) với mức chi 20.000,đ/người/ngày. Giao nhà bếp lĩnh tiền tổ chức nấu ăn tập trung cho CB CNV trực 24/24

-        Chi họp  mặt đầu xuân mức chi 200.000đ/người cho toàn thể CBCNV và LĐHĐ

-        Chi tổ chức trao quà ngày lễ tết thiếu nhi (rằm Trung thu)  mức chi: 100.000,đ/cháu.

-        Chi hỗ trợ phụ nữ ,công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản HCM và các tổ chức ban ngành đoàn thể khác với mức chi từ 100.000,đ đến 200.000đ/người/ngày lễ truyền thống ngành trong năm

-        Chi liên hoan cho CBCNV về nghỉ chế độ và chuyển công tác mức chi từ 150.000,đ đến 200.000,đ/người/ suất và chi gặp mặt chia tay CBCNV và lao động hợp đồng về nghỉ chế độ, thuyên chuyển, điều động nhận nhiệm vụ công tác nơi khác khi có quyết định của cấp có thẩm quyền với mức chi từ: 1.000.000,đ đến 2.000.000,đ bao gồm cả tặng phẩm.

-        Chi hỗ trợ khó khăn đột xuất cho CBCNV hiện đang công tác tại đơn vị mức hỗ trợ từ 1.000.000,đ đến 2.000.000,đ / người / lần /năm.

-        Chi hỗ trợ cho CBCNV, LĐHĐ đang công tác tại đơn vị và các đối tượng là: Bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của CBCNV phải nằm điều trị tại Bệnh viện ĐK Vụ bản. với mức hỗ trợ không quá 1.000.000,đ/năm  do thủ trưởng đơn vị quyết định.

-        Chi chúc mừng ngày truyền thống của các đơn vị trong huyện và các cơ sở có mối quan hệ phối hợp công tác với đơn vị trong và ngoài tỉnh mức chi từ 300.000, đ đến 500.000, đ/năm

-        Quà tặng phẩm, đám cưới CBCNV, LĐHĐ và con CBNV, thăm hỏi CBNV và tứ thân phụ mẫu đang nằm điều trị từ bệnh viện tuyến huyện trở lên,  chi phúng viếng tứ thân phụ mẫu CBCNV, các đồng chí là Bí thư, phó Bí thư, Chủ tịch xã và các đồng chí là trạm trưởng 18 xã, thị trấn và các đồng chí giữ chức vụ từ trưởng phó các phòng ban trong huyện và các chức vụ tương đương trở lên tại các đơn vị trong và ngoài tỉnh có mối quan hệ phối hợp công tác khi có tin buồn là tứ thân phụ mẫu mức chi  : 300.000-500.000đ/người/lần

-        Hỗ trợ chi cho CBCNV kể cả lao động HĐ đi thăm quan nghỉ mát không vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm. 

-  Tiền khoán điện thoại trang bị cho cá nhân được quy định với các mức cụ thể như sau:

     + Giám đốc, phó giám đốc mức chi: 200.000,đ/tháng

          Ngoài các quy định trên, căn cứ vào nguồn tài chính  để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao, thủ trưởng đơn vị quyết định một số mức chi thêm về hội nghị. Cụ thể như sau: 

- Chính quyền: Tổng kết  6 tháng đầu năm  và tổng kết công tác năm  mức chi không quá 100.000đ/người/lần cho các thành phần tham dự hội nghị.

- Họp bình xét thi đua, đánh giá kết quả và chỉ đạo các nhiệm vụ mức chi. 100.000,đ/người cho các thành phần tham dự cuộc họp

- Họp BCH đảng bộ cơ quan chi mỗi người không quá 100.000đ/lần (Một năm không quá 4 lần).

- Chụp ảnh lưu niệm phục vụ đại hội, hội nghị mức chi không quá 500.000đ/hội nghị.

- Chi hỗ trợ cho CBCNV trong biên chế, là những đối tượng không thuộc diện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nhưng đang công tác và làm việc tại đơn vị thì được tính thêm vào thu nhập tăng thêm  hàng tháng với mức tối đa không quá 10% so với mức lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, PC thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng khi có đủ 15 ngày công làm việc trong tháng.

*Quỹ khen thưởng: Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể ,cá nhân trong và ngoài đơn vị theo kết quả công tác và thành tích đóng góp cho đơn vị với các mức thưởng cụ thể như sau:

Định mức  chi :

Để động viên CBCNV và tập thể các khoa phòng hoàn thành các chỉ tiêu trên giao kịp thời, hàng quý đơn vị tổ chức bình xét thi đua trong toàn đơn vị và trích một phần quỹ khen thưởng để chi cho tập thể, cá nhân  các đối tượng là CBCNV, LĐHĐ tại Trung tâm y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với mức chi thưởng cụ thể như sau:

- Khen thưởng tập thể  mức chi từ 300.000, đồng đến 500.000, đồng/tập thể.

- Khen thưởng cá nhân mức chi từ 200.000, đồng đến 300.000, đồng/người.

Ngoài các đối tượng nêu trên tuỳ từng trường hợp  cụ thể sẽ do hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị xét thưởng bình bầu hàng tháng, quý quyết định.

-        Chi khen thưởng cho 01  đề tài nghiên cứu khoa học từ 200.000,đ đến 300.000,đồng đối với đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và mức từ 300.000,đ đến 500.000, đồngđối với 01 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh.

-        Chi thưởng cho sáng kiến cải tiến kỹ thuật mức chi từ 200.000,đ đến 300.000,đ.

-        Chi biểu dương cho các tổ chức cá nhân tiêu  biểu trong năm mức chi từ 200.000,đ đến 300.000,đ/năm.

-        Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc tăng thu với mức chi không quá 1.000.000, đồng/lần và một năm không quá 4 lần cho 01 đơn vị hay cá nhân.

* Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Được dùng trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút để chi trong những trường hợp đặc biệt như chi trả thu nhập tăng thêm, chi  đảm bảo thu nhập cho người lao động hay chi tết cổ truyền hoặc các ngày lễ lớn của dân tộc khi Quỹ phúc lợi không còn đủ khả năng chi trả. Việc sử dụng Quỹ  ổn định thu nhập do Thủ trưởng đơn vị quyết định

* Quỹ hoạt động phát triển sự nghiệp: Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị , chi nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho CBVC trong đơn vị, hỗ trợ cho các bác sỹ tốt nghiệp đại học  hệ chính quy bằng khá, giỏi các trường công lập tự nguyện về công tác tại đơn vị với các định mức chi cụ thể như sau:

Định mức chi như sau:

+ Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho CBCNV trong thời gian được cử đi học đối với các lớp học có thời gian tối đa không quá 1 tháng.

     -   Chi hỗ trợ 100% học phí theo thông báo của nơi đào tạo

-        Chi hỗ trợ tiền ăn 30.000đ/ngày/người tại trung ương và các thành phố trực thuộc TW.

-        Hỗ trợ tiền vé xe mức chi không quá 200.000đ/khoá học.

-        Hỗ trợ tiền tài liệu, VPP không quá 500.000đ/khoá học

+ Đối với các đối tượng được cử đi học theo nguyện vọng của cá nhân, kinh phí do cá nhân tự túc.

+ Đối với các đối tượng được cử đi học theo chương trình, dự án mà tại nơi đào tạo đã thanh toán tiền hỗ trợ  thì  đơn vị không hỗ trợ thêm

        Căn cứ để thanh toán là các giấy tờ liên quan đến việc được cử đi học và đã hoàn thành nhiệm vụ học tập.

         Ngoài ra nếu các đối tượng là CBCNV được cử đi học có thời gian học tập trên 1 tháng mức hỗ trợ được áp dụng như sau:

     -   Chi hỗ trợ 100% học phí theo thông báo của nơi đào tạo

         - Đi học nâng cao trình độ chuyên môn do yêu cầu của đơn vị cử đi học tại các tỉnh, thành phố ngoài tỉnh Nam Định với mức hỗ trợ là: 500.000, đồng/ tháng.

         - Đi học nâng cao trình độ chuyên môn do yêu cầu của đơn vị cử đi học trong tỉnh Nam Định với mức hỗ trợ là: 200.000, đồng/ tháng.

CBVC thuộc diện được hưởng các mức hỗ trợ trên khi thanh toán phải có đủ giấy tờ sau:

Quyết định cử đi học,biên lai thu tiền, giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo (đối với các trường hợp được cử đi học có thời gian từ 1 tháng trở lên) và các giấy tờ liên quan khác theo quy định của chế độ tài chính và bản cam kết làm việc tại đơn vị ít nhất từ 5 năm trở lên. Trường hợp không đủ thời gian công tác như cam kết thì phải hoàn trả lại toàn bộ kinh phí đào tạo lại cho đơn vị bao gồm cả tiền học phí và các khoản hỗ trợ khác.

+ Hỗ trợ cho các bác sỹ tốt nghiệp đại học  hệ chính quy bằng khá, giỏi các trường công lập, tự nguyện về công tác tại đơn vị với các mức từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/người, nhưng phải cam kết làm việc tại đơn vị ít nhất từ 5 năm trở lên.

Quy định về mua sắm TSCĐ,  xây dựng trong năm 2021.

Để tăng cường trang thiết bị phù hợp với công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là cải tạo, sửa chữa nhà cửa và đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế, thiết bị tin học đáp ứng được yêu cầu KCB trong năm 2021.  Đơn vị xây dựng kế hoạch cải tạo, sửa chữa nhà Hành chính và mua sắm các trang thiết bị Y tế, tin học phục vụ công tác chuyên môn từ quỹ phát triền hoạt động sự nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nguồn không tự chủ nhà nước giao), cụ thể như sau:

+ Cải tạo, sửa chữa nhà Hành chính khu điều trị

+ 05 bộ máy vi tính

+ 01 máy rửa phim khô tự động.

+ 01 máy điệm tim 6 kênh

+ Sơn sủa lại các điểm bị ố mốc, bong tróc trong toàn viện

+ Bàn ghế làm việc tại các khoa phòng, tủ bảo quản đồ, chăm màn, giường Inox, đệm giường cho người bệnh .....

Ngoài các quy định chi về sử dụng các quỹ nói trên nếu trong năm 2020 có phần chi phát sinh ngoài các quy định thì thủ trưởng đơn vị quyết định chi bổ xung thêm sau khi đã thống nhất với công đoàn đơn vị.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

-        Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, được thực hiện và áp dụng trong năm ngân sách 2021.

-        Quy chế này được toàn thể đại đa số CBCNV bệnh viện thảo luận nhất trí thông qua. Mọi CBCNV trong cơ quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy chế này.

-        Trong quá trình thực hiện nếu có sự biến động do thiên tai địch hoạ hay biến động lớn về tài chính mà cần sửa đổi bổ sung thì Thủ trưởng đơn vị dự thảo đưa ra CBCC thảo luận và trình cấp có thẩm quyền cho phép để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế .

 

Các bài viết khác